(Viết để tưởng niệm về Cha và Mẹ yêu kính nhân ngày Giỗ Mẹ)
( Cũng để thân mến tặng các bạn, những người con cùng họ Quốc của tôi )
( Cũng để thân mến tặng các bạn, những người con cùng họ Quốc của tôi )
Đã bốn mươi lăm năm trôi qua, tiếng gọi thân thương “Bố ơi!” đã vĩnh viễn lìa xa chị em tôi khi tôi vừa qua mười sáu tuổi. Mãi đến bây giờ mỗi lần nhớ về Người lòng tôi vẫn luôn mang tâm trạng bồi hồi thương kính. Người Cha cương trực, nghị lực và tài hoa đã khiến mẹ tôi ghen lên ghen xuống bao lần, dù cha rất nghiêm nghị nhưng mỗi khi người cười thì :“con kiến dưới đất phải bò lên, con sên trên cây phải bò xuống..?” (nghe mẹ thường nói vậy, không biết là lời khen hay chê) . Riêng tôi chỉ nhớ nụ cười và ánh mắt hiền hòa khi cha nhìn chúng tôi…
Cha tôi là một Sĩ Quan QL. VNCH thuộc phòng 1 , Vùng II chiến thuật trên Cao Nguyên Trung Phần. Phòng khách nhà tôi thời gian dài hay có người lui tới, thường là những chú lính đến nhờ Cha giúp về giấy tờ gì đó … Với tất cả dù Sĩ Quan hay lính đều tỏ ra thân thiện với Ông, tôi hay nghe họ gọi Cha bằng “Bố”. Mỗi tối, chị em tôi quấn quýt bên người để cha đàn hát , hay thổi sáo cho nghe hoặc để được cha chỉ dạy những bài toán khó. Cha vừa đàn vừa hát rất hay trong tiếng vỗ tay phụ họa của đám con nhỏ. Những ngày đó sao mà hạnh phúc qúa, mẹ tôi cũng vui và hay cười đùa gọi cha con tôi là “đoàn hát …xẩm”. Tôi không hiểu tại sao lại có chữ “xẩm” bên cạnh chữ “đoàn hát”, nhưng cũng thích thú với câu ví von này. Đôi lúc giận hờn (có lẽ bất đồng vì cách giáo dục con cái), Bố Mẹ tranh luận với nhau bằng tiếng Pháp , tuy không hiểu ý nghĩa nhưng qua sự căng thẳng của hai Người tôi cũng đoán được phần nào nên rất lo lắng. Nhưng sau đó … đâu lại vào đấy !!!
Những nét chữ viết đầu đời của chị em tôi cũng do Cha cầm tay tập cho. Riêng tôi đặc biệt được Người đặt mua những cuốn sách Hội Họa và ghi tên cho học Hàm Thụ về Vẽ , những lúc rảnh rỗi cả hai cha con cặm cụi ngồi vẽ theo bài tập hàm thụ , Cha còn hướng dẫn từng câu văn. Cuốn sách “Học làm người” của Nguyễn Hiến Lê được Cha giảng nghĩa cẩn thận, rồi từng cách ngân, giọng láy khi hát… Bao nhiêu hiểu biết mà Cha muốn truyền lại cho, tôi cố tâm tiếp nhận nên thường bê trễ việc của mẹ giao phó, Mẹ dù là người cũng yêu thích Thơ (Bà thường đối đáp bằng Thơ với Bố ), nhưng vẫn hay rầy rà “con gái mà học gì nhiều thứ vớ vẩn, không lo việc bếp núc mai kia đi lấy chồng làm sao??. Cha con tôi chỉ nhìn nhau le lưỡi cười…lén mẹ. Cả tuổi thơ, Cha là người gần gũi tôi hơn Mẹ, nên nếu lúc đó ai có hỏi “ thương ai nhất?”,chắc chắn câu trả lời sẽ là : “Bố !”. (Con xin lỗi Mẹ ). Từ tánh tình đến năng khiếu tôi thừa hưởng của Cha nhiều đến nỗi hay bị Mẹ mắng “ Giống hệt như Bố mày” !! .Lạ thay, nét mặt tôi lại giống Mẹ nhiều chứ không như các chị em khác giống Cha. Cha nói khi nhìn tôi, Ông thấy đâu đó hình ảnh ngày xưa con gái của Mẹ… Cô Tiểu Thư Hà Nội đã vì chàng Thầy Giáo nghèo mà bỏ lại sau lưng cả một cuộc đời áo lụa quần là, rời xa mọi vật chất đủ đầy để theo tiếng gọi tình yêu. Rồi lặn lội cam chịu gian nan một đời trong cảnh vất vả ngược xuôi. Mẹ tôi đấy!
Cha tôi là một Sĩ Quan QL. VNCH thuộc phòng 1 , Vùng II chiến thuật trên Cao Nguyên Trung Phần. Phòng khách nhà tôi thời gian dài hay có người lui tới, thường là những chú lính đến nhờ Cha giúp về giấy tờ gì đó … Với tất cả dù Sĩ Quan hay lính đều tỏ ra thân thiện với Ông, tôi hay nghe họ gọi Cha bằng “Bố”. Mỗi tối, chị em tôi quấn quýt bên người để cha đàn hát , hay thổi sáo cho nghe hoặc để được cha chỉ dạy những bài toán khó. Cha vừa đàn vừa hát rất hay trong tiếng vỗ tay phụ họa của đám con nhỏ. Những ngày đó sao mà hạnh phúc qúa, mẹ tôi cũng vui và hay cười đùa gọi cha con tôi là “đoàn hát …xẩm”. Tôi không hiểu tại sao lại có chữ “xẩm” bên cạnh chữ “đoàn hát”, nhưng cũng thích thú với câu ví von này. Đôi lúc giận hờn (có lẽ bất đồng vì cách giáo dục con cái), Bố Mẹ tranh luận với nhau bằng tiếng Pháp , tuy không hiểu ý nghĩa nhưng qua sự căng thẳng của hai Người tôi cũng đoán được phần nào nên rất lo lắng. Nhưng sau đó … đâu lại vào đấy !!!
Những nét chữ viết đầu đời của chị em tôi cũng do Cha cầm tay tập cho. Riêng tôi đặc biệt được Người đặt mua những cuốn sách Hội Họa và ghi tên cho học Hàm Thụ về Vẽ , những lúc rảnh rỗi cả hai cha con cặm cụi ngồi vẽ theo bài tập hàm thụ , Cha còn hướng dẫn từng câu văn. Cuốn sách “Học làm người” của Nguyễn Hiến Lê được Cha giảng nghĩa cẩn thận, rồi từng cách ngân, giọng láy khi hát… Bao nhiêu hiểu biết mà Cha muốn truyền lại cho, tôi cố tâm tiếp nhận nên thường bê trễ việc của mẹ giao phó, Mẹ dù là người cũng yêu thích Thơ (Bà thường đối đáp bằng Thơ với Bố ), nhưng vẫn hay rầy rà “con gái mà học gì nhiều thứ vớ vẩn, không lo việc bếp núc mai kia đi lấy chồng làm sao??. Cha con tôi chỉ nhìn nhau le lưỡi cười…lén mẹ. Cả tuổi thơ, Cha là người gần gũi tôi hơn Mẹ, nên nếu lúc đó ai có hỏi “ thương ai nhất?”,chắc chắn câu trả lời sẽ là : “Bố !”. (Con xin lỗi Mẹ ). Từ tánh tình đến năng khiếu tôi thừa hưởng của Cha nhiều đến nỗi hay bị Mẹ mắng “ Giống hệt như Bố mày” !! .Lạ thay, nét mặt tôi lại giống Mẹ nhiều chứ không như các chị em khác giống Cha. Cha nói khi nhìn tôi, Ông thấy đâu đó hình ảnh ngày xưa con gái của Mẹ… Cô Tiểu Thư Hà Nội đã vì chàng Thầy Giáo nghèo mà bỏ lại sau lưng cả một cuộc đời áo lụa quần là, rời xa mọi vật chất đủ đầy để theo tiếng gọi tình yêu. Rồi lặn lội cam chịu gian nan một đời trong cảnh vất vả ngược xuôi. Mẹ tôi đấy!
Thời gian gần gũi bên Cha đã không còn nữa, với bản tính cương trực thẳng thắn nên nhiều lần vì bất đồng với cách làm việc của cấp chỉ huy ,Cha xin đi đơn vị tác chiến. Kể từ đó Người luôn miệt mài với những trận đánh lớn nhỏ suốt từ năm này qua năm khác, hết từ địa
danh sôi động nọ qua chiến trường bốc lửa kia . Mẹ tôi biến thành nàng Tô Thị hắt hiu mong đợi cùng đàn con nhỏ trong ngôi nhà thiếu bóng người chồng người cha. Chúng tôi vẫn vô tư vui đùa và lớn dần theo năm tháng, chưa nhận thức được sự hiểm nguy của những người quân nhân đang ngày đêm xông pha ngoài mặt trận, vì tiếng súng nào có gần kề bên tai để nhắc nhở. Hình ảnh chiến tranh chết chóc còn xa tận nơi đâu … Cũng thờ ơ không nhận ra nét buồn lo vương trong đôi mắt mẹ mỗi chiều về. Những tiếng thở dài nhẹ như gió thoảng của mẹ không đủ làm cho đám trẻ ngây thơ chúng tôi chú ý nên mẹ chỉ biết chịu đựng âm thầm một mình… Cha thì thỉnh thoảng mới trở về thăm gia đình, sau một cuộc hành quân nào đó rồi đôi ba bữa lại ôm áo mũ, súng ống ra đi, để lại sự mong chờ và nỗi lo âu cho người ở lại.
Một lần với vết đạn nơi bụng, Cha được nghỉ phép dưỡng thương cả tháng. Chúng tôi dù cố gắng giữ yên lặng cho Người nghỉ ngơi mà cũng không dấu được niềm vui rộn ràng, tôi được phân công mỗi chiều sau khi học và làm bài xong thì ngồi đọc báo cho Cha nghe. Mấy đứa em nhỏ của tôi được dịp nhõng nhẽo mách Cha chuyện này chuyện kia. Thấy Cha đi lại, cử động bình thường, tưởng Người đã khoẻ hẳn chúng tôi lại vòi vĩnh Cha đàn hát cho nghe. Vì chiều con, kết qủa là vết thương chưa lành hẳn bị động khiến cha tôi đau đớn, còn mấy chị em bị Mẹ mắng cho một trận nên thân sợ mất hồn . Hối hận để càng thấy thương Cha hơn lúc nào hết.
danh sôi động nọ qua chiến trường bốc lửa kia . Mẹ tôi biến thành nàng Tô Thị hắt hiu mong đợi cùng đàn con nhỏ trong ngôi nhà thiếu bóng người chồng người cha. Chúng tôi vẫn vô tư vui đùa và lớn dần theo năm tháng, chưa nhận thức được sự hiểm nguy của những người quân nhân đang ngày đêm xông pha ngoài mặt trận, vì tiếng súng nào có gần kề bên tai để nhắc nhở. Hình ảnh chiến tranh chết chóc còn xa tận nơi đâu … Cũng thờ ơ không nhận ra nét buồn lo vương trong đôi mắt mẹ mỗi chiều về. Những tiếng thở dài nhẹ như gió thoảng của mẹ không đủ làm cho đám trẻ ngây thơ chúng tôi chú ý nên mẹ chỉ biết chịu đựng âm thầm một mình… Cha thì thỉnh thoảng mới trở về thăm gia đình, sau một cuộc hành quân nào đó rồi đôi ba bữa lại ôm áo mũ, súng ống ra đi, để lại sự mong chờ và nỗi lo âu cho người ở lại.
Một lần với vết đạn nơi bụng, Cha được nghỉ phép dưỡng thương cả tháng. Chúng tôi dù cố gắng giữ yên lặng cho Người nghỉ ngơi mà cũng không dấu được niềm vui rộn ràng, tôi được phân công mỗi chiều sau khi học và làm bài xong thì ngồi đọc báo cho Cha nghe. Mấy đứa em nhỏ của tôi được dịp nhõng nhẽo mách Cha chuyện này chuyện kia. Thấy Cha đi lại, cử động bình thường, tưởng Người đã khoẻ hẳn chúng tôi lại vòi vĩnh Cha đàn hát cho nghe. Vì chiều con, kết qủa là vết thương chưa lành hẳn bị động khiến cha tôi đau đớn, còn mấy chị em bị Mẹ mắng cho một trận nên thân sợ mất hồn . Hối hận để càng thấy thương Cha hơn lúc nào hết.
ÁO BÀO ÔM XÁC CHA VỀ ĐẤT
Một ngày của mùa Xuân năm 1966, trên người còn mang đầy đủ súng đạn và nón sắt che đầu chưa kịp gỡ xuống, cha tôi bất ngờ trở về thăm nhà khi trời chạng vạng tối, đi chung xe cùng mấy người lính. Cha đang có trách nhiệm cùng đồng đội trấn giữ một tiền đồn luôn biến động, cha chỉ ở nhà được một đêm. Hình ảnh cuối cùng ngày Cha về thăm ấy đã in sâu trong tiềm thức và để lại cho tôi sự nuối tiếc cho đến bây giờ. Bởi qua bao nhiêu điều Cha đã cho, tôi chỉ nhận mà chưa bao giờ nói được lời nào biểu lộ tình thương qúy mà tôi dành trọn cho Người. Buổi chiều hôm sau, khi Cha cùng những người lính thuộc cấp lên xe ra đi, chúng tôi lặng lẽ như những lần tiễn đưa trước đó. Gió bụi Cao Nguyên cuốn mịt mù theo sau bánh chiếc xe jeep lăn trên con đường đất đỏ, đưa dần Cha ra khỏi tầm mắt chúng tôi. Bóng Người đã khuất hẳn dưới con dốc xa xa, Mẹ thẫn thờ đôi mắt rớm lệ dõi trông theo.**“Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi, dạ chàng xa ngoài cõi thiên san”. Lúc ấy tôi làm sao hiểu được tâm sự của người thiếu phụ Nam Xương! Hình hài Mẹ vẫn còn đó nhưng tâm hồn đã gần như hóa đá tự bao giờ !
Đâu ai biết đây là lần cuối cùng Cha mãi mãi không về nữa. Vì một tháng sau đó, chúng tôi sững sờ khi nhận hung tin. Nhưng thật rồi, trong trận đánh ở Pleime, Cha tôi đã hy sinh đền nợ nước ! Cha trở về đang nằm kia trong chiếc quan tài phủ lá cờ vàng của Tổ Quốc. Cha trở về để thôi xa cách mẹ con tôi , hay Cha trở về để vĩnh viễn không bao giờ còn gặp mặt vợ con ?! Cha, người Cha muôn vàn thân yêu của chúng con không còn nữa? . Chợt nghe có gì nghèn nghẹn buốt nhói trong tim, danh từ “Cô nhi tử sĩ ” bắt đầu đến từ đây bằng hình ảnh vòng khăn sô quấn trên đầu chúng tôi. Mẹ tôi xác xơ phách, hồn xiêu lạc , và mấy chị em ngơ ngẩn khờ khạo kêu gào “Cha ơi!…”. Đứa em bé nhất của tôi mới sáu tuổi ngơ ngác khi được chị đội cho chiếc khăn tang, thấy mọi người khóc cũng níu áo mẹ gào la theo . Cha vẫn lặng yên không nghe được lời đám con thơ khan tiếng kêu gọi , không thấy người vợ trẻ đang quằn quại khóc thương . Từ đây sẽ chẳng còn được vòng tay ôm mạnh mẽ của Cha dỗ dành an ủi nữa rồi , mẹ con tôi thật sự bơ vơ đơn độc, căn nhà sẽ ra sao khi cây cột trụ chống đỡ duy nhất đã gãy đổ. Hơn mười sáu tuổi , tôi đã nếm mùi đau thương đầu đời, nỗi đau qúa sâu qúa lớn cho đứa con gái yếu đuối mà xưa nay luôn tôn thờ người Cha trên ngôi cao : “Thần tượng”.
Mặc đàn con nhỏ lúng túng lao chao, Mẹ tôi lẳng lặng âm thầm như chiếc bóng vào ra trong nhà khiến chị em tôi hoảng sợ . Chỉ qua một đêm đến sáng, tinh thần suy sụp khiến Mẹ trở thành người khác. Ngày cha tôi còn triền miên nơi chiến trường, bà đã **“ Nương song luống ngẩn ngơ lòng, vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai ”. Bây giờ mắt môi người góa phụ càng thêm nhạt nhòa giữa trời Cao nguyên lạnh giá. Nét mặt xinh đẹp tươi trẻ ngày nào của mẹ như biến đổi một cách đáng sợ, đôi mắt thụt sâu vô hồn trên đôi gò má hóp xanh xao ,vành khăn tang trắng quấn vội trên mái tóc chưa kịp có sợi bạc càng tăng thêm vẻ não nùng cho người góa phụ trẻ. Trai thời chinh chiến hay người chinh phụ buổi loạn ly thật đáng thương vậy ư! Với số tuổi non nớt, tôi chưa hình dung ra được nỗi đau mà Mẹ và nhiều người đàn bà khác phải gánh chịu trong hoàn cảnh thế này. Tôi chỉ nghĩ rằng thiếu vắng Cha là thiếu đi một người thương yêu chiều chuộng mình, thiếu người chia xẻ những ưu tư, vui buồn…
Tôi và người chị lớn cùng nhau thức canh bên Cha ba đêm liền. Chiếc
quan tài nằm giữa nhà chơ vơ lạnh lẽo dù chung quanh những ngọn nến thắp đầy. Khuôn mặt an bình của người Cha thân yêu thật gần mà sao qúa xa xôi với tôi lúc này. Trong ánh sáng mờ ảo, tôi lặng ngắm thân xác bất động của Người để càng thấy thấm thía nỗi đau mất mát. Nếu thật sự có linh hồn, sau khi lìa khỏi thể xác và đang lẩn quẩn đâu đây chắc chắn Người rất đau khổ khi bỏ lại những người mà Cha thương yêu hết mực. Đôi mắt sâu tình cảm của Cha lung linh qua ánh nến trong bức hình trên chiếc bàn thờ ngay đầu quan tài, môi cười mỉm. Cha muốn nhắn nhủ gì chăng? . Cha tôi là người nói rất ít, chỉ dùng ánh mắt để biểu lộ tâm trạng, giờ đây vĩnh viễn không còn ai thấy được nội tâm Người, đôi mắt kia sẽ muôn đời không còn long lanh tia vui sướng khi giỡn đùa bên đàn con thơ, hay trầm buồn lúc có điều gì phật ý . Nụ cười hiền hòa và quyến rũ này mãi mãi là của riêng chúng tôi, không còn để mẹ phải bận tâm lo lắng ghen hờn bóng gió xa xôi. Cha ra đi bất ngờ và thật thương cảm, bạn bè Cha Mẹ đến chia buồn thật đông, những vòng hoa phúng điếu rực rỡ sắc màu, hòa lẫn trong mờ ảo của nhang khói. Các chú trong đơn vị của Cha sau chuyến hành quân còn nguyên màu áo trận khét mùi thuốc súng, những người bạn ở xa vội vàng đến để nhìn mặt Cha lần cuối. Lần đầu tiên trong đời tôi chứng kiến giọt nước mắt của những người đàn ông dạn dày phong sương kia. Họ cũng lớn tiếng gào khóc kêu tên Cha không thua gì Mẹ con tôi. Mẹ lại ngất lên ngất xuống khi nhìn thấy những người đồng đội cũ của Cha ,được nghe báo tin Cha đã vinh thăng lên chức…“Cố ”!!! Tôi nghe tiếng Mẹ rên rỉ nho nhỏ ** “Xưa sao hình ảnh chẳng rời, bây giờ nỡ để cách vời Sâm Thương”! Vâng, ngày và đêm làm sao trùng hợp, Sao Hôm vẫn nghìn đời xa cách sao Mai. Cha tôi đã “ lên lon giữa hai hàng nến chong ” như thế đó . Tôi nhẹ nắm bàn tay lạnh gía của Cha nghẹn ngào thầm thì, Bố ơi !
Là cô gái nhút nhát đang chập chững bước vào đời với bao mộng mơ ,tôi càng lặng thầm hơn sau ngày tiễn Cha ra nghĩa trang. Bầu trời Cao Nguyên luôn có mây giăng thật thấp, nhưng chưa bao giờ thấp hơn và nặng nề hơn như lúc này càng khiến cho giờ phút đưa Cha vào huyệt lạnh thêm thê lương, ảm đạm. Mùa Xuân với muôn tiếng chim hót líu lo, với ngàn cây đang đâm chồi nẩy lộc, với không khí trong lành man mát. NgàyTết vừa đi qua, người ta vẫn ngẩng mặt vui hớn hở trong tiết Xuân , gia đình tôi lại đang gục đầu nức nở đón nhận niềm đau mất mát lớn lao nhất. Sao lại có sự khác biệt bất công này đối với gia đình nhỏ bé của tôi!!!
Đâu ai biết đây là lần cuối cùng Cha mãi mãi không về nữa. Vì một tháng sau đó, chúng tôi sững sờ khi nhận hung tin. Nhưng thật rồi, trong trận đánh ở Pleime, Cha tôi đã hy sinh đền nợ nước ! Cha trở về đang nằm kia trong chiếc quan tài phủ lá cờ vàng của Tổ Quốc. Cha trở về để thôi xa cách mẹ con tôi , hay Cha trở về để vĩnh viễn không bao giờ còn gặp mặt vợ con ?! Cha, người Cha muôn vàn thân yêu của chúng con không còn nữa? . Chợt nghe có gì nghèn nghẹn buốt nhói trong tim, danh từ “Cô nhi tử sĩ ” bắt đầu đến từ đây bằng hình ảnh vòng khăn sô quấn trên đầu chúng tôi. Mẹ tôi xác xơ phách, hồn xiêu lạc , và mấy chị em ngơ ngẩn khờ khạo kêu gào “Cha ơi!…”. Đứa em bé nhất của tôi mới sáu tuổi ngơ ngác khi được chị đội cho chiếc khăn tang, thấy mọi người khóc cũng níu áo mẹ gào la theo . Cha vẫn lặng yên không nghe được lời đám con thơ khan tiếng kêu gọi , không thấy người vợ trẻ đang quằn quại khóc thương . Từ đây sẽ chẳng còn được vòng tay ôm mạnh mẽ của Cha dỗ dành an ủi nữa rồi , mẹ con tôi thật sự bơ vơ đơn độc, căn nhà sẽ ra sao khi cây cột trụ chống đỡ duy nhất đã gãy đổ. Hơn mười sáu tuổi , tôi đã nếm mùi đau thương đầu đời, nỗi đau qúa sâu qúa lớn cho đứa con gái yếu đuối mà xưa nay luôn tôn thờ người Cha trên ngôi cao : “Thần tượng”.
Mặc đàn con nhỏ lúng túng lao chao, Mẹ tôi lẳng lặng âm thầm như chiếc bóng vào ra trong nhà khiến chị em tôi hoảng sợ . Chỉ qua một đêm đến sáng, tinh thần suy sụp khiến Mẹ trở thành người khác. Ngày cha tôi còn triền miên nơi chiến trường, bà đã **“ Nương song luống ngẩn ngơ lòng, vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai ”. Bây giờ mắt môi người góa phụ càng thêm nhạt nhòa giữa trời Cao nguyên lạnh giá. Nét mặt xinh đẹp tươi trẻ ngày nào của mẹ như biến đổi một cách đáng sợ, đôi mắt thụt sâu vô hồn trên đôi gò má hóp xanh xao ,vành khăn tang trắng quấn vội trên mái tóc chưa kịp có sợi bạc càng tăng thêm vẻ não nùng cho người góa phụ trẻ. Trai thời chinh chiến hay người chinh phụ buổi loạn ly thật đáng thương vậy ư! Với số tuổi non nớt, tôi chưa hình dung ra được nỗi đau mà Mẹ và nhiều người đàn bà khác phải gánh chịu trong hoàn cảnh thế này. Tôi chỉ nghĩ rằng thiếu vắng Cha là thiếu đi một người thương yêu chiều chuộng mình, thiếu người chia xẻ những ưu tư, vui buồn…
Tôi và người chị lớn cùng nhau thức canh bên Cha ba đêm liền. Chiếc
quan tài nằm giữa nhà chơ vơ lạnh lẽo dù chung quanh những ngọn nến thắp đầy. Khuôn mặt an bình của người Cha thân yêu thật gần mà sao qúa xa xôi với tôi lúc này. Trong ánh sáng mờ ảo, tôi lặng ngắm thân xác bất động của Người để càng thấy thấm thía nỗi đau mất mát. Nếu thật sự có linh hồn, sau khi lìa khỏi thể xác và đang lẩn quẩn đâu đây chắc chắn Người rất đau khổ khi bỏ lại những người mà Cha thương yêu hết mực. Đôi mắt sâu tình cảm của Cha lung linh qua ánh nến trong bức hình trên chiếc bàn thờ ngay đầu quan tài, môi cười mỉm. Cha muốn nhắn nhủ gì chăng? . Cha tôi là người nói rất ít, chỉ dùng ánh mắt để biểu lộ tâm trạng, giờ đây vĩnh viễn không còn ai thấy được nội tâm Người, đôi mắt kia sẽ muôn đời không còn long lanh tia vui sướng khi giỡn đùa bên đàn con thơ, hay trầm buồn lúc có điều gì phật ý . Nụ cười hiền hòa và quyến rũ này mãi mãi là của riêng chúng tôi, không còn để mẹ phải bận tâm lo lắng ghen hờn bóng gió xa xôi. Cha ra đi bất ngờ và thật thương cảm, bạn bè Cha Mẹ đến chia buồn thật đông, những vòng hoa phúng điếu rực rỡ sắc màu, hòa lẫn trong mờ ảo của nhang khói. Các chú trong đơn vị của Cha sau chuyến hành quân còn nguyên màu áo trận khét mùi thuốc súng, những người bạn ở xa vội vàng đến để nhìn mặt Cha lần cuối. Lần đầu tiên trong đời tôi chứng kiến giọt nước mắt của những người đàn ông dạn dày phong sương kia. Họ cũng lớn tiếng gào khóc kêu tên Cha không thua gì Mẹ con tôi. Mẹ lại ngất lên ngất xuống khi nhìn thấy những người đồng đội cũ của Cha ,được nghe báo tin Cha đã vinh thăng lên chức…“Cố ”!!! Tôi nghe tiếng Mẹ rên rỉ nho nhỏ ** “Xưa sao hình ảnh chẳng rời, bây giờ nỡ để cách vời Sâm Thương”! Vâng, ngày và đêm làm sao trùng hợp, Sao Hôm vẫn nghìn đời xa cách sao Mai. Cha tôi đã “ lên lon giữa hai hàng nến chong ” như thế đó . Tôi nhẹ nắm bàn tay lạnh gía của Cha nghẹn ngào thầm thì, Bố ơi !
Là cô gái nhút nhát đang chập chững bước vào đời với bao mộng mơ ,tôi càng lặng thầm hơn sau ngày tiễn Cha ra nghĩa trang. Bầu trời Cao Nguyên luôn có mây giăng thật thấp, nhưng chưa bao giờ thấp hơn và nặng nề hơn như lúc này càng khiến cho giờ phút đưa Cha vào huyệt lạnh thêm thê lương, ảm đạm. Mùa Xuân với muôn tiếng chim hót líu lo, với ngàn cây đang đâm chồi nẩy lộc, với không khí trong lành man mát. NgàyTết vừa đi qua, người ta vẫn ngẩng mặt vui hớn hở trong tiết Xuân , gia đình tôi lại đang gục đầu nức nở đón nhận niềm đau mất mát lớn lao nhất. Sao lại có sự khác biệt bất công này đối với gia đình nhỏ bé của tôi!!!
Mẹ lại hôm sớm trong trách nhiệm vừa là cha vừa là mẹ nuôi dậy bầy con sáu đứa ăn học, mẹ đã cố gắng dùng sự oai nghiêm răn đe la rầy những đứa con nhỏ nghịch ngợm mồ côi, rồi để rơi những giòng lệ nóng mỗi đêm về… Chỉ một năm sau , tôi chợt bàng hoàng nhận ra mái tóc đen mượt mà của mẹ tôi đã đổi màu trắng xóa, dù năm đó mẹ mới bốn mươi sáu tuổi. Mái tóc mà ngày nào nghe mẹ kể lại, Cha tôi đã say đắm luôn gọi là “làn suối dịu êm”. Ngày xưa nỗi buồn lo của danh tướng Ngũ Tử Tư chắc gì lớn lao như Mẹ bây giờ ?. Ôi! người mẹ thân yêu của tôi, những hy sinh to lớn mà Mẹ đã suốt đời tận tụy, nay làm sao con báo đền được, Mẹ ơi!
Tôi tạm nghỉ học để đi làm phụ Mẹ, dù với cái bằng Trung Học nào có ra gì. Nhưng nhìn Mẹ ngày đêm tất tả, tôi làm sao nhẫn tâm làm ngơ. Dạy học, thư ký ,dù chưa hề học qua khóa đánh máy nào nhưng có lẽ nhờ vong hồn Cha phù hộ, hay có bạn nói tại nhìn nét mặt … “Ngố” của tôi họ thấy …tội mà thu nhận dễ dàng ? Không sao, miễn có thêm thu nhập cho gia đình.
Tôi tạm nghỉ học để đi làm phụ Mẹ, dù với cái bằng Trung Học nào có ra gì. Nhưng nhìn Mẹ ngày đêm tất tả, tôi làm sao nhẫn tâm làm ngơ. Dạy học, thư ký ,dù chưa hề học qua khóa đánh máy nào nhưng có lẽ nhờ vong hồn Cha phù hộ, hay có bạn nói tại nhìn nét mặt … “Ngố” của tôi họ thấy …tội mà thu nhận dễ dàng ? Không sao, miễn có thêm thu nhập cho gia đình.
QUỐC GIA NGHĨA TỬ
Tôi tiếp tục đến trường, năm chị em tôi trở thành những người con trong Gia Đình Quốc Gia Nghĩa Tử. Một gia đình với những đứa trẻ cùng mang một hoàn cảnh đau thương mất mát. Từ nơi đây, ngoài những bài học về kiến thức cơ bản, chúng tôi sống trong sự ấm áp nhờ tấm lòng yêu thương chăm chút của các vị Thầy Cô đáng kính luôn xem chúng tôi như đàn con ruột thịt. Tôi đã học thêm được về tình thương yêu nhân loại. Tôi cùng từng nhóm bạn bè tham gia vào những hoạt động có tính Xã Hội. Tổng Y Viện Cộng Hòa là nơi tôi thường đến để nhận rõ hơn bộ mặt đau thương của chiến tranh, để thấy mình có bổn phận góp phần nào an ủi cho những chú , những anh chiến sĩ đã hy sinh thân mình để bảo vệ quê hương, cho chúng tôi được bình an ăn học. Hình ảnh những người lính nằm la liệt trong thương tích đớn đau khiến nhiều đêm tôi khó ngủ, mỗi lần sau chuyến đi thăm về, tôi hay ra ngồi sau hè nhà để khóc một mình. Thương các anh, và nhớ Cha vô hạn, chắc rằng trước khi lìa đời cha tôi cũng từng chịu đau đớn như thế kia? Ai là người săn sóc vết thương của Cha, ai đã từng chia xẻ từng cc máu cho Người?
Một lần cùng Thầy dạy Âm Nhạc Phạm Nghệ đi hát giúp vui cho một đơn vị quân đội đang đóng quân, để hình ảnh các anh các chú từ đó mãi in sâu trong lòng cô gái nhỏ . Thêm một chuyến đi thăm Viện mồ côi đã cho tôi nhiều trăn trở băn khoăn. Cũng mang danh như họ, nhưng chúng tôi còn Mẹ yêu thương ,chỉ thiếu Cha thôi đã thấy mất mát lớn lao, còn các em nhỏ kia chịu bất hạnh biết chừng nào! Tôi nóng lòng muốn góp chút sức, nhưng làm sao ?!
Đọc nhiều tờ báo ở mục “dự thi có nhuận bút”, trong tôi chợt lóe lên ý nghĩ thử xem… Những hình ảnh thương tâm đã thấy, những hoàn cảnh trớ trêu, buồn vui hay khôi hài xảy ra xung quanh cuộc sống đã theo tôi đi vào từng trang truyện ngắn. Với danh nghĩa “dự thi”, tôi miệt mài ngày đi học, đêm về gõ máy rồi gởi đi để hồi hộp ngóng tin. Đúng là Cha đã phù hộ, bài được đăng lần lượt trên mấy tờ báo và số tiền kiếm được hàng tháng đã giúp cuộc sống các em tôi thong thả hơn. Tôi cùng hai cô bạn thân làm những chuyến đi thăm riêng với những gói qùa nhỏ cho các em bé mồ côi. Dù bản thân yếu đuối, được sự hướng dẫn của Thầy Cô, tôi theo đến Trung Tâm Tiếp Huyết để hiến 150 cc máu đầu tiên, rồi lần hai , lần ba với bạn…Lần nào khi ra về cũng ngã lên ngã xuống nhưng nhất định không ăn hay nhận bất cứ thứ qùa gì của T. T.T.H. Đó chỉ là một chút đáp đền những gì tôi đã được nhận, niềm vui được chia xẻ mang đến cho tôi hạnh phúc vô bờ ,khiến cho cuộc sống của tôi muôn vàn ý nghĩa .Hăng say đã kéo tôi tham gia thêm những chương trình giúp bán hàng Tết, thi tuyển Xướng ngôn viên Truyền Hình… việc nào cũng đến thuận lợi và dễ dàng, nhưng kết qủa việc học lại cũng vì đó kém dần đi… Đành chịu lỗi với sự tin yêu của gia đình và Thầy Cô , khả năng tôi trong hai chỉ chọn được một !
Và hai mươi ba năm sau ngày Cha nằm xuống, hai lần xây dựng hai lần Mẹ mất hết nhà cửa vườn tược, của cải vào tay cộng sản. Mẹ ngày càng tiều tụy, ôm nỗi buồn đau mà rời bỏ chúng tôi. Những đứa con thêm một lần mồ côi , thêm một lần lạc loài trong nuối tiếc .
Ngày lễ “Cha” năm nay, viết những hàng này để nhớ về người Cha thương qúy, cũng là một nén nhang kính dâng lên nhân ngày Giỗ Mẹ, người Mẹ tuyệt vời tội nghiệp của tôi!
** Trích “Chinh Phụ Ngâm”
No comments:
Post a Comment